ùm bao, dây nhãn lồng, mắm nêm, dây lồng đèn, cây bát bát. Lạc tiên là loại dây leo, thân mềm, rỗng, có nhiều lông thưa. Lá mọc so le, 3 thùy, mép và hai mặt có lông mịn, tua cuốn cuộn tròn. Hoa màu trắng ở giữa tím nhạt, phần phụ hình sợi. Quả mọng màu vàng, ăn được.
Cây mọc tự nhiên ở ven rừng, đồi núi. Nhiều nhà cũng đem về trồng ở hàng
Cây Lạc tiên được dùng làm thuốc an thần chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh. Có thể dùng lá hay ngọn non luộc
hoặc nấu canh
ăn vào buổi chiều.
Cũng có thể hái lá về phơi khô sắc nước uống. Đôi khi được dùng phối hợp với một số lá cũng có tác dụng an thần như lá dâu tằm, lá vông, tim sen.
Chữa thần kinh suy nhược: Dùng dây, lá lạc tiên 8 - 10g, sắc uống trước khi đi ngủ.
Lá lạc tiên cũng dùng nấu nước tắm rửa trị viêm ngứa.
Quả lạc tiên có mùi đặc trưng, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin B2.
Mô tả: Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, có gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn hai lần, nhưng cuống phụ xếp như hình chân vịt, khẽ đụng vào là cụp lại. Mỗi lá mang 15-20 đôi lá chét. Hoa màu tím đỏ, nhỏ, tập hợp thành hình đầu, có cuống chung dài, ở nách lá. Cụm quả hình ngôi sao, quả thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng.
Mùa hoa quả tháng 6-8.
Thành phần hoá học: Toàn cây chứa các alcaloid minosin và crocetin ngoài ra còn có các chất: flavonosid, các alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.
Tác dụng: Vị ngọt, se, tính hơi hàn, có ít độc, có tác dụng an thần, dịu cơn đau, long đờm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu
Bộ phận thu hái: Toàn cây, đặc biệt là rễ.



Hạt sen - Liên tử : có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng. Một số bài thuốc với hạt sen là:
- Chữa mất ngủ do tâm hỏa vượng: bài Táo nhân thang, gồm táo nhân 10 g, viễn trí 10 g, liên tử 10 g, phục thần 10 g, phục linh 10 g, hoàng kỳ 10 g, đảng sâm 10 g, trần bì 5 g, cam thảo 4 g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang.
Tâm sen - liên tử tâm: vị đắng tính hàn, có tác dụng an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh, huyết áp cao. Tâm sen thường được phối hợp với cúc hoa, hoa hòe, hạt muồng... pha trà uống để dễ ngủ, hạ áp. Liều dùng 1,5-3 g.


lá được dùng gói nem, lá non nấu canh ăn an thần nhẹ, dễ ngủ hoặc sắc lấy nước (2-4 gr lá/ngày) uống mỗi ngày trước khi đi ngủ. Ngoài ra, trong dân gian còn dùng lá vông hơ nóng đắp trong điều trị bệnh trĩ; hoặc đắp lên các vết thương khi bị lở loét, rắn cắn, răng sâu.
5. CÂY SEN
Trong thế giới thảo dược, ít có loài cây nào mà các bộ phận đều là những vị thuốc quý như cây sen.
Hạt sen - Liên tử : có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng. Một số bài thuốc với hạt sen là:
- Chữa mất ngủ do tâm hỏa vượng: bài Táo nhân thang, gồm táo nhân 10 g, viễn trí 10 g, liên tử 10 g, phục thần 10 g, phục linh 10 g, hoàng kỳ 10 g, đảng sâm 10 g, trần bì 5 g, cam thảo 4 g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang.
Tâm sen - liên tử tâm: vị đắng tính hàn, có tác dụng an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh, huyết áp cao. Tâm sen thường được phối hợp với cúc hoa, hoa hòe, hạt muồng... pha trà uống để dễ ngủ, hạ áp. Liều dùng 1,5-3 g.
(Sưu tầm và tổng hợp lại)
Tâm sen chữa mất ngủ
Theo y học cổ truyền, tâm sen (còn gọi là liên tử tâm, liên tâm, liên ý) có công dụng thanh tâm, khử nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh (giải nhiệt, làm mát tâm, cầm máu và chống di mộng tinh). Theo quan niệm của cổ nhân, tâm có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các hoạt động tinh thần, ý thức và tư duy. Trên lâm sàng, các chứng hồi hộp, phiền nóng trong tim, hoảng sợ, mất ngủ, nói sảng, nói mê... phần nhiều liên quan đến tạng tâm.
Đối với những trường hợp đêm ngủ không yên giấc, kèm các triệu chứng bồn chồn, bứt rứt không yên, lòng bàn tay và bàn chân nóng, họng khô, miệng khát, vã mồ hôi trộm..., y học cổ truyền gọi là tâm âm hư. Các vị thuốc có tác dụng làm mát tâm như tâm sen rất tốt cho những bệnh nhân này, giúp họ có được giấc ngủ ngon.
Khi dùng tâm sen, không nên sao thơm, chỉ cần phơi hoặc sấy khô là được. Mỗi ngày lấy 4-6g sắc hoặc hãm để uống. Có thể phối hợp với các vị thuốc khác như thảo quyết minh 8-10g, hoa hòe 8g, lá vông 3-5g. Nên chia uống nhiều lần trong ngày, không nhất thiết phải uống trước khi ngủ. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy ngoài tác dụng an thần, chữa mất ngủ, tâm sen còn giúp hạ huyết áp và điều hòa nhịp tim.
sieutam
sieutam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét